Queen Farm
Bài viết được đăng trênLogo
Bài gốc

Nông dân Net Zero

Nông nghiệp xanh trong tay gen Z

Chu Thị Hồng Thủy là thế hệ thứ hai trong một gia đình có kinh nghiệm lâu năm trong ngành chăn nuôi gà đẻ. Bà Lê Thị Thanh là người sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Tafa (Tafa Group), trong khi Thủy - một cô gái thuộc thế hệ 9X, đang được bà Thanh giao điều hành công ty với tầm nhìn chiến lược rõ ràng về ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững.
Chị Thủy cho biết, gia đình chị chăn nuôi gà từ năm 1990 tại Đà Lạt, lúc đó chỉ có 10 con gà. Đến năm 2017, khi thế hệ thứ hai tiếp quản, tổng đàn gà đã đạt hơn 100.000 con. Với sự đầu tư mạnh mẽ và chiến lược phát triển bền vững, Tafa đã tăng trưởng vượt bậc, nâng tổng đàn gà lên 1 triệu con mỗi năm, mở ra một hướng đi mới cho ngành sản xuất trứng tại Việt Nam.

Hiện Tafa đang phát triển mô hình chăn nuôi gà đẻ theo hướng khép kín, từ sản xuất thức ăn chăn nuôi đến quy trình nuôi gà tự động; đóng gói sản phẩm hoàn chỉnh. Toàn bộ các công đoạn được quản lý và giám sát bằng công nghệ tiên tiến, giúp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

Trong gần một thập kỷ qua, Tafa Group đã đầu tư hàng chục triệu USD vào hệ thống nuôi gà tự động nhập khẩu từ Đức, nhằm sản xuất ra những quả trứng an toàn, tươi, không dư lượng kháng sinh và ít cholesterol. Quy trình nuôi gà tự động không chỉ tiết kiệm nhân lực mà còn giúp giảm thiểu tác động của các yếu tố bên ngoài như dịch bệnh. 

Một điểm đáng chú ý là toàn bộ phân gà và chất thải từ trang trại đều được xử lý bằng công nghệ vi sinh của Đức, chuyển hóa thành phân bón hữu cơ, đóng góp vào mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp.

Tafa Việt cũng tiên phong trong việc sử dụng 100% hộp giấy phân hủy để đóng gói trứng, thay thế hoàn toàn bao bì nhựa, từ đó góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện cam kết trở thành một thương hiệu "xanh" trong ngành chăn nuôi trứng.

Chị Thủy chia sẻ: "Mục tiêu của chúng tôi là đến năm 2025, Tafa Group sẽ đạt sản lượng 2 triệu con gà đẻ/năm. Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển các trang trại, mở rộng quy mô sản xuất và áp dụng công nghệ mới để duy trì vị thế tiên phong trong ngành".

Cũng là một thanh niên thế hệ thứ 2 trong gia đình yêu nông nghiệp, anh Nguyễn Thế Tùng - Chủ tịch Công ty CP Công nghệ QFarm Tech đã dành nhiều tâm huyết xây dựng trang trại trồng sầu riêng 55ha "đẹp như phim" ở tỉnh Bình Phước. Trước đó, Tùng có 7 năm học tập ở nước ngoài, tham gia nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau nhưng không phải nông nghiệp.

"Từ sự dẫn dắt của mẹ tôi, 5 năm trước, tôi bắt tay vào làm nông nghiệp với con số 0. Nhưng ngay lúc đó, tôi đã nghĩ rằng mình đi sau thì phải biết tận dụng lợi thế của công nghệ, của các mô hình sản xuất hiện đại để làm ra những sản phẩm chất lượng cao, đạt chứng chỉ quốc tế nhằm tiến tới xuất khẩu chứ không chỉ phục vụ thị trường trong nước" - anh Tùng kể.

Mặc dù sinh sống ở TP.HCM, nhưng tháng nào Tùng cũng dành nửa thời gian về Bình Phước để điều hành trang trại. Hiện, trang trại trồng 10.000 cây sầu riêng các loại; 1.500 cây mít, chưa kể vú sữa, chuối. Ngoài Tùng, tại đây chỉ có 10 công nhân và 2 kỹ sư song trang trại vẫn vận hành tốt nhờ canh tác theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.

Một trong những ví dụ điển hình về sự thay đổi tư duy làm nông nghiệp mà thế hệ nông dân trẻ như Tùng khiến những người đi trước phải trầm trồ, đó là trước khi trồng cây, dù chưa ý thức rõ ràng về ESG (Môi trường, xã hội, quản trị), song Tùng đã thuê máy móc đào 2 hồ chứa nước. Trong đó có một hồ chính ở giữa trang trại, rộng gần 1,2ha, có thể tích trữ được 100.000m3 nước, giúp đảm bảo tưới tiêu trong suốt mùa khô. 

"Vào mùa khô, nhiều nơi ở Bình Phước bị khô hạn, thiếu nước, cũng vì thế mà nông dân ở đây chủ yếu trồng điều, cao su - những loại cây có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt. Nhưng khi tôi trồng sầu riêng - một loại cây ăn trái khó tính - thì tôi phải tính kỹ mọi kịch bản có thể xảy ra, nhất là khi biến đổi khí hậu ngày càng khó lường. Do đó, tôi đã xây dựng hồ nước ở nơi cao nhất của trang trại, từ đây nước có thể cung cấp cho toàn bộ khu vườn" - anh Tùng chia sẻ.

Anh Tùng cho biết, trang trại đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm tự động của Israel, chỉ riêng đường ống chạy quanh vườn đã dài tới 75km. Đồng thời, Tùng còn lắp cảm biến ở mỗi gốc cây để lượng nước tưới mỗi lần vừa đủ, không bị lãng phí. Trang trại không dùng thuốc diệt cỏ mà chỉ cắt cỏ ngang gốc, sau đó ủ vào gốc cây để giữ ẩm cho đất cũng như bảo vệ nguồn nước.

"Mùa hè năm vừa rồi, Bình Phước đã trải qua một đợt hạn hán nặng nề. Trong suốt 6 tháng 9 ngày, trang trại của tôi không có một hạt mưa nào. Tuy nhiên, nhờ chủ động tích trữ nước, canh tác theo mô hình nông nghiệp xanh và ứng dụng công nghệ cao, các cây sầu riêng vẫn vượt qua hạn hán để ra trái vụ đầu tiên" - anh Tùng vui vẻ khoe.

Tóm tắt
Thay vì thừa hưởng những trái ngọt thế hệ đi trước để lại, đi theo “lối mòn”, những người trẻ 8X, 9X đang “yêu” nông nghiệp bằng một cách khác: Mạnh tay đầu tư công nghệ, chuyển đổi quy trình sản xuất để tạo ra khác biệt trong hành trình mới.

Thẻ bài viết:
#Green Transformation
#queenfarmjourney
#Smart Agriculture
#smartfarming
#sustainablefarming
#nông nghiệp bền vững
#Smart Farm
#nông nghiệp xanh
#Net Zero

Bài viết mới

Queen Farm

Nâng cao năng lực cho người trồng sầu riêng để đẩy mạnh cơ hội xuất khẩu

"Nếu như chúng ta chỉ quan tâm đến chất lượng trái sầu riêng mà không quan tâm đến người sản xuất sầu riêng thì chắc chúng ta sẽ không có được trái sầu riêng đáp ứng yêu cầu”, đó là ý kiến của ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật (SPS) Việt Nam nêu ra tại Toạ đàm "Đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng: Cơ hội nào cho nông dân, doanh nghiệp" được tổ chức mới đây tại Hà Nội.
3 tháng trướcBài gốc
Hội thảo "Kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh"

Hội thảo "Kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh"

Chiều 26-12, Hội thảo “Kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh” đã được tổ chức trong khuôn khổ của chuỗi sự kiện Techfest Bình Phước 2023.
3 tháng trướcBài gốc
Nguyễn Thế Tùng

Nguyễn Thế Tùng: Người khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, trong đó nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đây cũng được xem là “vùng đất” lý tưởng cho phong trào khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là với những người trẻ.
Logo KTNT4 tháng trướcBài gốc
ESG

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển mình thích ứng với các ‘tiêu chuẩn xanh’

Các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang nỗ lực thích ứng để thực hiện những mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Logo3 tháng trướcBài gốc
Chàng trai thạc sỹ Nguyễn Thế Tùng

Chàng thạc sĩ trồng "cây tiền tỷ" ở Bình Phước, trang trại đẹp như phim, máy thay người làm việc

Trang trại Queen Farm ở huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) đang trồng gần 10.000 cây sầu riêng trên diện tích 55ha, cùng với hàng nghìn cây mít, vú sữa đã bắt đầu cho quả. Tại đây, những cây sầu riêng “tiền tỷ” được trồng theo hàng thẳng tắp, đẹp như các trang trại ở châu Âu...
logo 3 tháng trướcBài viết gốc